[Review book] The Egyptian - Mika Waltari

January 07, 2016 1 Comments A+ a-


"Kẻ nào đã từng uống nước sông nile thì không thể uống nước ở đâu nữa"

Ngày nhỏ chưa hề biết cái mặt mũi Hà Nội là cái gì, chỉ nghĩ rằng trong đầu nó chắc phải xịn lắm, xa hoa, tráng lệ lắm, rồi thỉnh thoảng tôi hay đòi bố cho ra Hà Nội chơi. Nhưng bố tôi hay nói là: Hà Nội có gì đâu con, bố đi làm bố chỉ muốn về quê, chơi với 2 chị em con, chăm lo cho gia đình, làm những việc đơn giản của người nông dân như trồng rau, nuôi lợn, gà...ăn cơm gia đình là ngon nhất rồi con à....
Lớn lên, tình cờ có mấy thằng bạn tự dưng nổi hứng muốn sang nước ngoài làm việc. Hỏi vì sao, bạn thường nói sang đó kiếm được nhiều tiền hơn.... frown emoticon rồi người ta truyền tai nhau ra Hà Nội, vào Sài Gòn làm, bám rễ ở đó 10-15 hay 20 năm bởi ở đó kinh tế phát triển hơn, mọi thứ đều lợi nhưng rồi họ dường như cuốn theo lối sống hối hả ở đó mà phủ nhận sạch trơn cái đẹp đẽ, cái đơn giản, gần gủi ở quê hương, nơi họ sinh ra, nơi 18, 20 tuổi thơ họ gắn bó....Nhiều người, rất nhiều người gần thì 1 năm về quê khoảng 3-4 lần, xa thì 1-2 lần, có người chắc cả năm không về lần nào. Họ thường nói về quê chán lắm, không còn được như xưa...mà họ đâu biết rằng, họ có xây dựng đâu mà vui...Niềm vui, niềm hạnh phúc chỉ có được khi ta ở bên nó, xây đắp, và trân trọng nó.
Rồi vĩ mô hơn nữa, bản thân tôi thực sự không có hứng đọc về những bài viết đại loại nó ở Việt Nam thế này, thế kia, rồi xã hội thối nát, không tạo điều kiện cho người tài phát triển, rồi chê bai, so sánh với Nhật, Mỹ, tùm lum...Cũng chẳng hiểu sao, chắc có lẽ tôi yêu những thứ giản dị ở quê hương bởi tôi vẫn thấy nó thực sự đep và bởi vì con người ta không thể quên đi cái gốc của mình được.
Không quan trọng là điều kiện sống như thế nào, nhưng nếu bạn là kẻ quên gốc thì không bao giờ tiến xa được. Rất nhiều người tư duy theo kiểu tính toán lợi ích và so sánh điều kiện, rồi văn hóa nọ chai, thiệt hơn. Tư duy về mặt lợi ích kinh tế đang bao trùm lên mọi vấn đề trong con người họ. Cái mà người ta không hiểu được là chính con người và tư duy ấy cũng là sản phẩm của những quan hệ xã hội nhất định. Do vậy phần lớn không thể thoát ra khỏi những định kiến có sẵn và tìm cách biện minh bằng hoàn cảnh hay một yếu tố ngẫu nhiên nào đó. Bạn sống ở Mỹ, hay Nhật, hay ở Sài Gòn hay Hà Nội thì người ảnh hưởng trực tiếp lên bạn là bố mẹ, vợ, con bạn (chắc chiếm 70-80% cũng nên) chứ không phải là 1 người xa lạ ngoài kia.
Nếu có thể, hãy sống quây quần cùng gia đình, bên bố mẹ, vợ con, và xây dựng văn hóa gia đình theo "phong cách" bạn muốn...

Tí quên chủ đề chính về Review cuốn sách grin emoticon
Mấy hôm nay ngồi đọc cuốn The Egyptian của nhà văn Mika Waltari càng thấy thấm thêm ý nghĩa:
Tạm dịch:
"Kẻ nào đã từng uống nước sông nile thì không thể uống nước ở đâu nữa. Không có con sông nào trên trái đất có thể khiến anh hết khát.
....
Quả thế, tuy sống tại Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được Ai Cập, quê hương thân yêu của tôi. Mặc dù hiện nay được giải khát bằng những loại rượu nho thơm ngon nhất của Hy Lạp nhưng không bao giờ tôi có thể quên được hương vị trong mát, ngọt ngào của những bình nước được múc lên từ sông Nile, dòng sông mà người Ai Cập thường gọi là "mẹ Nile", một danh từ tràn đầy thương yêu, không bút mực nào có thể tả xiết
.....
Tôi có thể đổi chiếc cốc của tôi để lấy một chiếc cốc bằng đất nung nếu được 1 lần đặt chân lên vùng đát Kem. Tôi sẽ đưa tấm áo choàng bằng vải lanh của mình để lấy làn da nắng cháy của người nô lệ, nếu như một lần nữa tôi được nghe tiếng cỏ lau xào xạc trong gió xuân."

tongue emoticon